HMC

Tam Bao Temples

Buddhist temple in Hà Tiên

Updated: August 18, 2024 09:22 AM

Tam Bao Temples is located in Hà Tiên (City in Vietnam), Vietnam. It's address is 9FPP+3J8, Bình San, Hà Tiên, Kiên Giang, Vietnam.

9FPP+3J8, Bình San, Hà Tiên, Kiên Giang, Vietnam

+84 297 3852 109

Questions & Answers


Where is Tam Bao Temples?

Tam Bao Temples is located at: 9FPP+3J8, Bình San, Hà Tiên, Kiên Giang, Vietnam.

What is the phone number of Tam Bao Temples?

You can try to calling this number: +84 297 3852 109

What are the coordinates of Tam Bao Temples?

Coordinates: 10.385151, 104.4865717

Tam Bao Temples Reviews

Lai Tung
2024-05-05 10:16:30 GMT

Ok

en xian
2019-06-20 06:14:02 GMT

Beautiful temple will many things to see. Might be crowded at times

Tung Vo
2023-07-20 16:08:26 GMT

Ok

PHAN PHUONG
2023-12-29 07:08:23 GMT

Chùa Tam Bảo còn có tên gọi là chùa Tiêu, tọa lạc tại số 75 Phương Thành, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chùa được triều đình nhà Nguyễn ban biển sắc phong nên còn được gọi là Sắc Tứ Tam Bảo Tự, có khuôn viên rộng khoảng 2,5 ha, mặt tiền chùa hướng phía Đông
Trước cổng chùa còn có đôi câu đối bằng chữ Hán. Sắc tứ Tam Bảo là ngôi chùa cổ danh tiếng trong thắng cảnh Hà Tiên. Chùa đã đón tiếp hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng năm.

Quý Trần Bá
2024-03-03 17:12:21 GMT

Chùa Tam Bảo là ngôi chùa lớn và đông khách ghé thăm bậc nhất tại Hà Tiên. Khuôn viên chìa rộng lớn, mát mẻ, có nhiều chỗ ngồi nghỉ chân. Có nhiều góc chụp hình đẹp, và có khu vực bày bán các đồ lưu niệm, chao do chùa làm.

SEUNG JOON LEE
2024-03-04 10:30:08 GMT

Tam Bao Temples
Chùa Tam Bảo 입니다.
땀바오(Tam Bao) 탑은 끼엔양성 하띤시 빈산구 푸옹탄 거리 아오센 마을 2군 328번지에 위치해 있습니다. Tieu Pagoda로도 알려진 Tam Bao Pagoda는 한때 Mac Thien Tu가 蕭寺晨鐘이라는 시를 통해 칭찬한 베트남 사찰 10개중에 아름답다고 한것중에 하나입니다. Tieu Tu Than Chung 은 꽤 유명합니다. 이 탑은 Nguyen 왕조에서 만들었기 때문에 Sac Tu Three Jewels Pagoda(Sac Tu Three Jewels Pagoda)라고도 불립니다. 하띤시내의 중심에 있고
길 건너편에는 Nhà Thờ Giáo Xứ Hà Tiên 있습니다

Cham hoi Dau
2024-03-22 23:32:32 GMT

Chùa đẹp... rất sạch sẽ và rộng rãi.

thanh levan
2023-10-12 10:41:39 GMT

Lần đầu đến chiêm bái vãn cảnh ngôi chùa có cảnh quan đẹp thanh tịnh. Và biết được ngôi chùa được xây dựng xa xưa từ năm 1730. ngày nay chùa được tu sửa với kiến trúc đẹp. Chùa có nhiều bức tượng Phật rất đẹp tôn nghiêm. Hành hương đến khấn bái thấy lòng người nhẹ nhàng thanh tịnh an lành.

Khanh Luu
2023-01-05 06:21:56 GMT

Lần đầu tiên tham quan chùa Tam Bảo! Không gian chùa khá lớn rộng và thoáng, có bãi đỗ xe rộng lớn, trước cổng chùa là nhà thời đối diện. Trong khuôn viên sân vườn có nơi thả cá phóng sanh. Nghe cô ngồi cạnh nói nước hồ hơi dơ do không có nước thoát. Thiết nghĩ mọi người trang bị máy lọc để mấy em cá phóng sanh được phát triển tốt hơn, có nhiều tượng phật bố trí, không khí trang nghiêm, phía sau chùa cũng có khuôn viên rộng với nhiều mảng xanh và là nơi viên tịch của các vị sư thầy.

Trường Đỗ
2023-07-19 04:34:58 GMT

Chùa Tam Bảo tọa lạc trên một khu đất rộng gần 4.000m² ở đường Sư Thiền Ân, TP.Rạch Giá (Kiên Giang). Chùa có lối kiến trúc tổng thể độc đáo, bố cục gọn gàng, kết hợp hài hòa các chất liệu gạch, gỗ, đá.
Đây là nơi được vua Gia Long ban sắc phong, cũng là nơi hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Rạch Giá trước năm 1945. Nơi đây ra đời của “Tạp chí Tiến hoá” một trong những tờ báo tiên phong của phong trào cách mạng Việt Nam. Chùa còn là một trong những nơi sản xuất và cất dấu vũ khí cho cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ.
Trong quá trình hoạt động cách mạng tại đây đã ghi nhận những tấm gương khí tiết sáng ngời của những chiến sỹ cộng sản mặc áo cà sa, góp phần viết nên truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Kiên Giang thời kỳ tiền khởi nghĩa. Chùa vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ và đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp Quốc Gia.
Truyền thuyết chùa Tam Bảo
Tương truyền : Khi quân Tây Sơn đánh vào Gia Định , Nguyễn Anh sống sót dẫn một toán quân đi lánh nạn ở vùng biển Hòn Tre (huyện Kiên Hải). Trong lúc quân lính đói khát thì Bà Hoặng (tức Dương Thị Can) là người phụ nữ không có chồng con, nhưng là người giàu có ở trên đảo đã tiếp ứng cho chúa Nguyễn một ghe chở đầy gạo, muối và tơ tằm để quan quân họ Nguyễn qua cơn nguy khốn. Khi Nguyễn Anh lên ngôi Hoàng đế, đã cho người đi tìm Bà Hoặng ở Hòn Tre để báo ơn. Lúc này Bà đã vào đất liền, dựng một ngôi chùa nhỏ mái tranh vách đất vào năm 1802 ở Rạch Giá thờ đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Quá trình tu, bà Hoặng luôn hướng về “tam bảo” mà theo bà đó là công đức quan trọng nhất của mọi nhà tu, cho nên bà đặt tên chùa là Tam Bảo. Tam Bảo chính là ba ngôi báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo: Phật bảo là người giác ngộ không đam mê dục vọng thấp hèn, không tham lam trục lợi, không si mê mọi sự cám dỗ của vật chất, từ đó là có lòng vị tha, bao dung cao cả, mọi sự cám dỗ không làm lay chuyển được mình. Đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Pháp Bảo là những lời dạy của đức Phật cho chư tăng được thể hiện ra trong kinh, luật và luận. Trong đó Phật đã tổng hợp mọi điều mà các tu sỹ phải làm theo. Tăng Bảo là một đoàn thể tăng già hoà hợp từ bốn vị trở lên, đi theo con đường chân lý của Phật, là những vị sư đứng giữa Phật và chúng sinh.
Sau khi bà Hoặng qua đời, Vua Gia Long (1802 – 1820) đã sắc phong cho ngôi chùa của bà là “Sắc Tứ Tam Bảo Tự”. Trong đó chữ “Sắc” : nghĩa là lệnh của Vua ban cho thần dân, đó là một loại giấy tờ cao nhất của triều đình do Vua ký và đóng dấu. Chữ “Tứ” : nghĩa là ban cho. Chữ “Tam Bảo” là ba ngôi báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo. Chữ “Tự” có nghĩa là chùa. Rất tiếc là tấm sắc phong này đã bị mất trong thời kỳ bị giặc Pháp bố ráp những năm 30-40 của thế kỷ trước. Sắc phong của chùa trước đây là một loại văn bản bằng chữ nho có ấn tín của nhà vua viết trên nền giấy in nổi hoa văn rồng phượng màu vàng (kích thước khoảng 0,5 x1,2 m).

Phạm Hoài Nhân
2021-11-29 01:12:30 GMT

Chùa tọa lạc ở số 75 đường Phương Thành, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chùa có khuôn viên rộng khoảng 2,5 ha. Mặt tiền chùa hướng phía Đông. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Thống binh Mạc Cửu cho dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVIII. Sách Gia Định thành thông chí cho biết, thân mẫu của ông Thống binh là Thái Thái phu nhân đã được ông phụng dưỡng ở chùa này, sau bà hóa trước bàn thờ. Ông Mạc Cửu đã chôn cất mẹ ở núi Bình San, đúc tượng Phật A Di Đà bằng đồng thờ ở chùa.
Sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang (TT. Thích Giác Phước chủ biên, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết chùa thành lập năm 1730, vị trụ trì đầu tiên của chùa là Hòa thượng Ấn Hạ, cũng là Hòa thượng khai nguyên Phật giáo xứ Hà Tiên. Hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 35. Chùa đã trải qua 19 đời trụ trì: Hòa thượng Hòa Quang, Thiền sư Nhất Đới, Thiền sư Trí Tàng, Thiền sư Hoằng Ân, Thiền sư Hải Huệ, Thiền sư Giác Ngạn, Thiền sư Như Đức, Thiền sư Như Khả, Thiền sư Phước Chơn, Hòa thượng Thuần Hạnh, Yết Ma Phước Thành, Hòa thượng Phước Ân, Hòa thượng Phước Quang, Hòa thượng Quảng Đức, Hòa thượng Vĩnh Đạt, Hòa thượng Chánh Định, Thượng tọa Thiện Giác (1960 – 1974) và từ năm 1974 đến nay là Ni sư Thích Nữ Như Hải (thế danh Huỳnh Thị Phước), Phó Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang.
Ngôi chùa xưa đã hỏng, chỉ còn dấu vết ở các bức tường thành. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa hiện nay do Hòa thượng Phước Ân, dòng Lâm Tế đời thứ 40 cho xây vào năm 1930 và cho trồng một số cây sao. Ni sư Thích nữ Như Hải đã tổ chức trùng tu và kiến tạo một số công trình như: An vị tượng Bồ tát Quan Âm lộ thiên cao 5m, nặng 7 tấn năm 1974 ở vườn cây trước chùa, trùng tu chánh điện và nhà Tổ năm 1979, an vị tượng Thiên Thủ Thiên nhãn năm 1987 sau điện Phật, an vị tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền dưới cội bồ đề năm 1983 ở sân trước chùa, xây dựng cổng tam quan, phục chế bức tường đã sụp đổ năm 1992, an vị đài Di Lặc năm 2000 ở sân giữa chùa, an vị tượng Di Mẫu và 6 vị Tỳ kheo ni năm 2003 ở sân trước chùa.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Vị trí cao nhất thờ tượng Di Đà Tam Tôn. Pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng, cao 1,40m, do ông Mạc Cửu cúng, được tôn trí ở giữa, hai bên đặt tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Kế tiếp có tượng đức Phật Thích Ca thành đạo, đức Phật Thích Ca khuyến thiện, tượng Thích Ca đản sanh và tượng đức Phật nhập Niết bàn. Đối diện bàn thờ Phật, có bàn thờ tượng Bồ tát Phổ Hiền, Hộ Pháp, Bồ tát Địa Tạng và Tiêu Diện.
Chùa có thành lập Gia đình Phật tử từ năm 1985 và tổ chức Đạo tràng Huệ Giải, thọ Bát quan trai mỗi tháng.
Ở sân trước chùa còn có phòng phát hành kinh sách, tranh tượng Phật giáo đa dạng, phong phú.
Sắc tứ Tam Bảo là ngôi chùa cổ danh tiếng trong thắng cảnh Hà Tiên. Chùa đã đón tiếp hằng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng năm.
(Võ văn Tường - Chùa Việt Nam Xưa và Nay)

Đoàn Thái
2019-02-12 02:54:20 GMT

Chùa Tam Bảo còn có tên gọi là chùa Tiêu, tọa lạc tại số 75 Phương Thành, phường Bình San, Thành Phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chùa được triều đình nhà Nguyễn ban biển sắc phong nên còn được gọi là Sắc Tứ Tam Bảo Tự, có khuôn viên rộng khoảng 2,5 ha, mặt tiền chùa hướng phía Đông

Truong Le
2021-09-13 13:03:25 GMT

Chùa Tam Bảo, ngôi chùa được xếp vào hàng những ngôi chùa đẹp ở Hà Tiên. Ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn và thoáng mát. Trước đây ngôi chùa bị hỏng nhưng sau trùng tu chùa vẫn còn lưu lại một số công trình kiến trúc nổi bật.

Trọng Hiếu
2019-10-10 12:49:36 GMT

Chùa Tam Bảo là một ngôi chùa cổ tại thành phố Rạch Giá tọa lạc tại số 3 Sư Thiện Ân, Vĩnh Bảo, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hoá vào ngày 23 tháng 3 năm 1988.
Chùa Tam Bảo lúc đầu được dựng bằng gỗ, lợp lá. Năm 1917, Hòa thượng Trí Thiền đã trùng kiến ngôi chùa. Ngôi chánh điện của chùa kiến trúc theo kiểu thượng lầu hạ hiên,ở mặt tiền bên trên hàng hiên là ngọn bảo tháp ba tầng tượng trưng Cửu phẩm Liên Hoa. Chánh điện có chiều ngang 14,50m, chiều dọc 22m. Năm bao lam ở các bàn thờ được chạm trỗ công phu, thếp vàng rực rỡ. Các tượng Phật Di Đà, Thích Ca và các vị Bồ Tát được bài trí trang nghiêm. Đông lang được dùng làm phòng khách và phòng làm việc của Hòa thượng trụ trì. Tây lang và giảng đường của chùa được dùng làm Tuệ Tĩnh đường – nơi chữa bệnh miễn phí cho đồng bào.

Tâm Thanh
2024-07-05 01:53:28 GMT

Bãi đỗ xe rộng, sân đẹp

Faust Nguyễn
2019-07-06 03:05:25 GMT

- Khuông viên chùa rộng rãi thoáng mát
- Có nhiều tượng phật và các vì la-hán
-Là nơi tâm linh nổi tiếng lâu đời của ng dân Hà Tiên nói chug và Kiên Giang nói riêng
*** Đến vs Hà Tiên nên đến vs chùa tam bảo

Ms GiGi Arsenal
2023-07-18 11:19:48 GMT

Đến chùa đảnh lễ vào giữa trưa nên khá oi bức. Chùa rộng lớn, trang nghiêm, các tượng Phật được khắc họa rất đẹp đẽ - đầy không khí tâm linh khiến Phật tử không khỏi xúc động. Do quá chú tâm kính bái, tụng niệm nên quên cả chụp hình... 🙏

Ngọc Thảo Bách
2020-07-27 03:54:42 GMT

Chùa Tam Bảo - Ngôi sắc tứ tại đất Hà Tiên

Theo sách Mạc Thị Gia Phả, sau khi triều đình nhà Thanh được thành lập tại Trung Hoa, một vị quan trung thành với nhà Minh là Mạc Cửu đã rời bỏ quê hương trôi dạt xuống vùng Đông Nam Á. Năm 1695, ông thần Phục vua Chân Lạp và xin được đến làm ăn tại Mang Khảm. Đến năm 1714, Mạc Cửu xin sát nhập Mang Khảm vào xứ Đàng Trong. Chúa Hiển tông Nguyễn Phúc Chu đồng ý phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh, sau phong Cửu Lộc hầu. Vùng Mang Khảm được đổi thành trấn Hà Tiên.

Một thời gian sau, thân mẫu của Ngài Mạc Cửu là Thái Thái phu nhân cũng được đưa đến đây. Để có nơi chốn cho mẹ tu hành trong những năm cuối đời, Khai trấn Cửu Lộc Hầu Mạc Cửu đã cho xây dựng chùa Tam Bảo sau khi Thái Thái phu nhân quy y với Hòa thượng Ấn Hạ thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 35. Tu hành được một thời gian, Thái Thái phu nhân tọa hóa trước Phật Đài. Mạc Cửu cho đúc kim thân của mẹ để thờ, đúc một Đại hồng chung để cúng và nghe tiếng chuông mà tưởng niệm mẹ hiền. Năm 1735, Mạc Cửu qua đời, con ông là Mạc Thiên Tứ (hay Mạc Thiên Tích) thay cha làm Đô đốc Tổng binh. Nổi tiếng là một người có tài làm thơ. Mạc Thiên Tích sáng tác 10 bài thơ Nôm lấy tựa chung là “Hà Tiên thập cảnh ngâm khúc” là mười bài vịnh 10 cảnh đẹp Hà Tiên, trong đó có bài “Tiêu tự thần chung” (Tiếng chuông sáng sớm ngân vang ở cảnh chùa tịch mịch) :

Rừng thiền xít xát án ngoài tào
Chuông gióng chùa Tiêu tiếng tiếng cao
Chà thỏ bạt vang muôn khóm sóng
Oai kình tan tác mấy cung sao
Não phiền kẻ nấu sôi như vạc
Trí huệ người mài sắc tựa đao
Mở mịt gẫm dường say mới tỉnh
Phù sanh trong một giấc chiêm bao

Đời trụ trì đầu tiên của chùa Tam Bảo là Hòa thượng Ấn Hạ cũng là vị Hòa thượng khai nguyên cho Phật giáo xứ Hà Tiên. Đến nay, chùa Tam Bảo đã trải qua 19 đời trụ trì là những vị chân tăng như Hòa thượng Hòa Quang, Thiền sư Nhất Đới, Thiền sư Trí Tàng, Thiền sư Hoằng Ân, Thiền sư Hải Huệ, Thiền sư Giác Ngạn, Thiền sư Như Đức, Thiền sư Như Khả, Thiền sư Phước Chơn, Hòa thượng Thuần Hạnh, Yết ma Phước Thành, Hòa thượng Phước Ân (1920 - 1946), Hòa thượng Phước Quang, Hòa thượng Quảng Đức, Hòa thượng Vĩnh Đạt, Hòa thượng Chánh Định, Thượng tọa Thiện Giác (1960 - 1974) và  từ năm 1974 đến nay là Ni sư Thích Nữ Như Hải (thế danh Huỳnh Thị Phước).

Sinh năm 1944 tại xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, mẹ mất sớm, cha đi làm ăn xa, thủa nhỏ sống trong tình thương của ngoại và dì , năm 15 tuổi, Ni sư xuất gia tại Quan Âm tu viện vừa tu học vừa dạy trẻ từ lớp 1 đến lớp 5. Năm 1962, Ni sư được Bổn sư đưa đến Diệu Ấn ni tự tại thị xã Phan Rang tu học và sau đó, tiếp tục học thế pháp tại trường Bồ Đề Phan Rang. Đến năm 1963, Ni sư lại được đưa về tu học tại chùa Dược Sư suốt trong 11 năm vừa học thế pháp, vừa học Phật học. Năm 1974, Ni sư được Hòa thượng Thích Huyền Vi và Hòa thượng Thích Thanh Từ cử về trụ trì chùa Sắc Tứ Tam Bảo Hà Tiên cho đến nay. Hiện nay, Ni sư Như Hải là Phó trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, Đại biểu HĐND, Ủy viên Chữ Thập Đỏ và Ủy viên MTTQ của thị xã Hà Tiên.

Từ ngày thành lập đến nay, chùa Tam Bảo đã được nhiều lần trùng tu lớn và nhỏ. Hai lần trùng tu được xem là lớn nhất là trong thời gian trụ trì của Hòa thượng Phước Ân (1920 - 1946) và trong thời gian trụ trì của Ni sư Như Hải từ 1974. Trong lần trùng tu lớn thứ 1, Hòa thượng Hồng Ân đã cho xây dựng lại chùa Tam Bảo với dáng vẻ khang trang uy nghiêm như ngày nay và cho trồng một số cây sao đến nay đã trở thành cổ thụ. Lần thứ 2, sau khi được cử về trụ trì chùa Tam Bảo, Ni sư Như Hải đã bắt đầu cho kiến tạo và trùng tu một số công trình như An vị Đức Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên cao 5 m, nặng 7 tấn (1974), Lợp lại mái ngói Chánh điện và Nhà Tổ (1979), An vị tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhản (1987), An vị Đức Bổn sư Thích Ca ngồi dưới cội Bồ đề (1983), xây dựng cổng Tam quan, phục chế bức tường đã sụp đổ và chỉnh trang cảnh quan xung quanh chùa (1992).

Thai Phong Lam
2024-06-16 03:13:05 GMT

Rộng rãi sạch sẽ.

Tony Lê
2017-08-07 19:10:19 GMT

chùa Tam Bảo

- Đến đây hơi muộn tầm 4:30 chiều nên chùa sắp đóng cửa. Chỉ ghé tham quan chứ chưa vào sâu bên trong. Nơi có nhiều xe du lịch ghé ngang

Write a review of Tam Bao Temples


Tam Bao Temples Directions
About Hà Tiên
City in Vietnam

Hà Tiên is a provincial city in Kiên Giang Province, Mekong Delta in Vietnam. Its area is 10,049 ha and the population as of 2019 is 81,576. The city borders Cambodia to the west. Hà Tiên is a tourist site of the region thanks to its beaches and landscapes. source

Top Rated Addresses in Hà Tiên